Cấp giấy phép xây dựng nhà ở cần những thủ tục gì?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng là 1 công đoạn quan trọng và bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, trừ các trường hợp được miễn. Vậy thủ tục xin cấp giấy phép bao gồm những gì, tại sao phải làm như vậy? Hãy cùng Duchoa.net tìm hiểu chi tiết về từng bước để có được cấp giấy phép xây dựng một cách thuận lợi và nhanh chóng nhé!

"Thủ

Giấy phép xây dựng là gì? Có bao nhiêu loại?

Căn cứ theo khoản 17, điều 3 Luật xây dựng 2014 giấy phép xây dựng được định nghĩa là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. 

Giấy phép xây dựng nhà
Giấy phép xây dựng nhà

Có nhiều loại giấy phép xây dựng khác nhau, tùy thuộc vào loại công trình xây dựng, mục đích sử dụng, và quy định của khu vực cụ thể. Dưới đây là một số loại phổ biến:

a) Giấy phép xây dựng mới: Đây là loại giấy phép phổ biến khi người dùng muốn xây dựng một ngôi nhà hoàn toàn mới, chẳng hạn như một căn nhà, tòa nhà thương mại, khu công cộng.

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo: Loại giấy phép này được cấp cho việc sửa chữa, cải tạo, hoặc cải thiện một công trình đã tồn tại trước đó. Ví dụ như liên quan đến thay đổi cấu trúc, thiết kế, hoặc chức năng.

c) Giấy phép di dời: Được cấp khi nhà cần được di chuyển từ vị trí cũ đến vị trí mới.

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Theo quy định tại Điều 1 của Luật Xây dựng năm 2014, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho công trình bất động sản như sau:

  • Thư đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn muốn xin cấp giấy phép xây dựng. Thư này chứa yêu cầu cụ thể của bạn và nêu rõ mục đích xây dựng.
  • Bản sao của giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất: Trong hồ sơ, bạn phải cung cấp bản sao của tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều này giúp xác minh quyền sở hữu đất đai của bạn.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng: Bản vẽ này thể hiện thiết kế chi tiết của công trình bạn định xây dựng. Nó bao gồm các thông số kỹ thuật và thiết kế kiến trúc.
  • Cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (nếu có): Điều này đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho công trình và môi trường xung quanh.

Bên trên là những giấy tờ cần thiết để làm thủ tuc xin cấp giấy phép xây dựng một cách hợp pháp và tuân thủ Pháp luật. Việc chuẩn bị thủ tục đầy đủ và chính xác đóng vai trò quan trọng, giúp quá trình xin cấp giấy phép diễn ra một cách suôn sẻ.

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép cần chuẩn bị 

Bước 1: Bạn cần gửi một hồ sơ tới UBND cấp huyện nơi bạn dự định xây dựng nhà ở và muốn được cấp giấy phép xây dựng.

Bước 2:  Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan chuyên trách sẽ kiểm tra. Nếu hồ sơ chưa đủ, người xin phải bổ sung giấy tờ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, sẽ cấp biên nhận. Trong trường hợp cần xem xét thêm, cơ quan cấp phép sẽ thông báo lý do và hướng dẫn tiếp.

Bước 3: Tiếp theo, người sử dụng đất đến nơi ghi trong biên nhận để lấy kết quả và thanh toán lệ phí theo quy định. Sau đó, họ sẽ nhận được giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu, hoặc văn bản phản hồi (nếu không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng).

Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Kính gửi: …………………………………

  1. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..

– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..

– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..

  1. Thông tin công trình:

– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..

– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………

– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

  1. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………

– Diện tích xây dựng: ……… m2.

– Cốt xây dựng: ……… m

– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………

– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..

– Diện tích xây dựng: ……….m2.

– Cốt xây dựng: …………m

– Chiều cao công trình: ……..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………

– Diện tích xây dựng: ……………..m2.

– Cốt xây dựng: …………..m

– Chiều cao công trình: ……………….m

– Nội dung quảng cáo: …………………….

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: ………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.

– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:

– Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………

+ Diện tích xây dựng: …….m2.

+ Cốt xây dựng: ………m

+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)

– Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án: ……………………………………

+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………

– Gồm: (n) công trình

Trong đó:

+ Công trình số (1-n)(tên công trình)

* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………

* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời:

– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.

– Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.

– Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.

– Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..

– Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.

– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..

– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….

– Số tầng: ……………………………………………………………………………..

  1. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế:………………………………………

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..

– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:…………… tháng.
  2. Cam kết:Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:1 -2 –
…… ngày ……tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

Thời gian chờ cấp giấy phép xây dựng trong bao lâu?

Thường thì, việc xin cấp giấy phép xây dựng mất từ 1 đến 2 tháng, kể từ khi bạn nộp đơn xin cấp giấy phép. Khi đó sẽ trải qua các trình từ như: Thời gian kiểm tra và thẩm định hồ sơ bởi cơ quan thẩm quyền là 7 ngày. Sau đó, bạn sẽ nhận được phản hồi từ họ trong vòng 12 ngày. Tổng thời gian để hoàn tất quá trình cấp phép xây dựng là 30 ngày. Nếu có các trường hợp đặc biệt và cơ quan thẩm quyền cần thời gian kiểm tra thêm, thì thời gian này không vượt quá 10 ngày.”

Tại sao cần xin được cấp giấy phép xây dựng?

Việc xin cấp giấy phép xây dựng là một khâu rất quan trọng cần chuẩn bị trước khi triển khai kế hoạch xây dựng. Dưới đây là một số lý do tại sao cần phải xin cấp giấy phép xây dựng:

Xin giấy phép xây dựng
Xin giấy phép xây dựng
  • Bảo vệ an toàn xây dựng: Khi được cấp giấy phép xây dựng, gia chủ có thể đảm bảo công trình được xây dựng một cách an toàn cho cả công nhân và cư dân
  • Đảm bảo tuân thủ quy hoạch đô thị: Giấy phép xây dựng giúp đảm bảo rằng các công trình xây dựng tuân thủ quy hoạch đô thị của khu vực, đảm bảo tính hài hòa và phát triển bền vững.
  • Bảo vệ quyền sở hữu và giao dịch bất động sản: Giấy phép xây dựng thường cần thiết để cập nhật sổ đỏ hoặc chứng minh quyền sở hữu của người mua sau khi giao dịch mua bán bất động sản.
  • Phòng ngừa tranh chấp pháp lý: Việc được cấp giấy phép xây dựng đảm bảo rằng việc xây dựng tuân thủ các quy định pháp lý và tránh được các vấn đề pháp lý và tranh chấp trong tương lai.
  • Đảm bảo an toàn công cộng: Các công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định về an toàn và thoát hiểm. Để đảm bảo rằng họ không gây nguy hiểm cho người dân và tài sản xung quanh.
  • Giám sát chất lượng xây dựng: Giấy phép xây dựng cũng cho phép các cơ quan chức năng theo dõi và kiểm tra chất lượng xây dựng. Từ đó có thể đảm bảo rằng nó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết.

Kết luận 

Bài viết này của chúng tôi mong có thể giúp các bạn có được thông tin chi tiết hơn về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Bên cạnh đó, bài viết sẽ luôn được cập nhật thường xuyên khi có những thay đổi thông tin mới nhất. Nếu bạn có những thắc mắc khác về pháp lý bất động sản, hãy theo dõi các bài viết liên quan khác trên trang web Duchoa.net nhé. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 0936 258 775 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP THẮNG LỢI MIỀN NAM

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0936.258.775 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!



    Dự Án Nổi Bật

    Trả lời